Phụ nữ có nên độc lập tài chính?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin

Một số người tìm hiểu về tài chính cá nhân với mong muốn thoát khỏi nợ nần hiện tại

Một vài người thì để gỡ rối tài chính của chính mình hoặc gia đình.

Cũng có nhiều người tìm đến tài chính cá nhân để quản lý chi tiêu, tránh chi tiền vung tay quá trán với những khoản không cần thiết.

Trong quá trình tìm hiểu, tôi biết đến “độc lập tài chính” là một trong những mục tiêu của nhiều người, nhất là phụ nữ. Vậy độc lập tài chính là gì? Tại sao phụ nữ nên độc lập tài chính và làm thế nào để đạt được?

Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước hết, độc lập tài chính là bạn không phụ thuộc tài chính bởi bất cứ ai. Bạn có khả năng kiếm tiền, biết cách chi tiêu, tiết kiệm và thậm chí có thể đầu tư chứng khoán, bất động sản, kinh doanh… Bạn mua sắm những gì mình thích, không cần đi làm trong một thời gian ngắn mà vẫn có tiền nhưng trước đó, bạn phải có kế hoạch tích lũy tiền, làm ra tiền và khiến tiền làm việc thay cho bạn.

Vậy thì, hiểu một cách đơn giản, độc lập tài chính nghĩa là bạn có khả năng tự nuôi sống chính mình, không dựa dẫm vào người giám hộ (như bố mẹ,…), trang trải được chi phí sinh hoạt hằng ngày và có kế hoạch cho tương lai.

Đọc đến đây, bạn thử tưởng tượng xem mình bắt đầu không phụ thuộc tài chính vào người giám hộ từ khi nào chưa? Đó có thể là năm bạn 22 tuổi, rời khỏi cổng trường đại học, bạn đi làm và thu nhập đủ chi tiêu mà không cần xin thêm bố mẹ. Đó có thể năm 18 tuổi, bạn đã có công việc đầu tiên và tạo ra thu nhập, trang trải chi phí học hành và thậm chí còn gửi về giúp đỡ gia đình. Nhưng cũng có khi, bạn kiếm được tiền mà không đủ sống nơi thành phố lớn, bạn lấy chồng rồi mới bắt đầu ổn định được.

Theo tôi, đến lúc này, bạn có thể được xem là độc lập tài chính rồi. Một số người đặt mục tiêu về độc lập tài chính cao hơn như “mua sắm không cần nhìn giá”, “không đi làm mà vẫn có tiền để sống”;…. Mục tiêu cao thì cái giá phải trả không hề nhỏ. Bạn phải đi làm cật lực nhiều năm trước đó để đạt được những gì mình muốn. Dù mục tiêu mỗi người khác nhau, hơn ai hết, phụ nữ luôn muốn độc lập tài chính với những lý do mà tôi chia sẻ ngay sau đây.

Trong cuốn sách “Dấn Thân – Lean In” phiên bản tiếng Việt của tác giả Sheryl Sandberg: Tỉ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động là 72% nhưng họ có thu nhập ít hơn 20-30% so với nam giới.

Cùng một công việc, phụ nữ bị đánh giá thấp hơn so với đàn ông, mức lương vì thế cũng thấp đi. Bạn có gặp điều này trong cuộc sống, nơi công sở mình đang làm hay không. Tuy mức lương ở nhiều công ty không được công khai, chúng ta vẫn có thể đoán được mức lương của anh bạn đồng nghiệp cao hơn chính mình.

Nhiều gia đình, mức lương của chồng cao hơn và chênh lệch một khoảng khá lớn đối với phụ nữ. Sau khi lập gia đình, với những khoản chi ngoài dự tính, chúng ta sẽ chi tiêu lệch ngoài dự đoán. Không ít người phụ nữ mà tôi gặp, họ thực sự eo hẹp về tài chính và việc xin tiền chồng vốn là chuyện bình thường. Nếu chồng bạn đang phải kinh doanh hoặc để chăm lo cho bố mẹ già hay mức lương bị cắt giảm, việc xin tiền chồng có còn là dễ dàng hay không?

Là một người phụ nữ, để tránh những căng thẳng không đáng có trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy “âm thầm” tạo nên một người phụ nữ độc lập về tài chính. Tại sao tôi lại nói âm thầm, vì đôi khi phụ nữ được quyền trở nên nghèo, không nên tỏ rõ quá độc lập và không lệ thuộc đàn ông – khiến họ mất đi bản lĩnh nam nhi. Âm thầm ở đây cũng có thể hiểu, bạn tự làm tự biết chứ không cần chia sẻ với ai. Trong truyện “Thám tử lừng danh Conan” có một câu mà tôi rất thích của nhân vật Vermouth: “A secret make a woman woman”, dịch là: Bí mật làm nên sự quyến rũ/hấp dẫn của người phụ nữ. Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình, bạn có thể trở thành một người phụ nữ như mình mong muốn nhưng trước hết phải hoàn toàn độc lập tài chính.

Lời nhắn gửi tới một cây viết