Đen Trắng Tập trung hình ảnh Công nghệ Tài chính (Fintech) Bản thuyết trình Công nghệ (1)

Khái niệm và tầm quan trọng của dân trí tài chính

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin

Một bài viết với định nghĩa mà không phải ai cũng biết. Bản thân tôi đã từng không biết đến những khái niệm dưới đây trước khi tìm hiểu về tài chính cá nhân và vận dụng vào đời sống. Thực tế, Tài chính cá nhân không phổ biến với chúng ta từ nhiều năm về trước, ngay cả khi công nghệ bùng nổ tại Việt Nam.

Mãi thời gian gần đây, chúng ta được nghe nhiều hơn về tài chính cá nhân trên một số phương tiện truyền thông đại chúng nhưng không nhiều. Là một cây viết tại Việt Nam, tôi cũng đã phải học hỏi nhiều từ những người có trình độ học vấn cao tại nước ngoài, đọc những bài viết của họ và tham khảo nhiều đầu sách khác nhau.

Ngay tại thời điểm này, nhiều người đã có thói quen tiết kiệm hay một chút hiểu biết về đầu tư, tuy nhiên để có sự hiểu biết toàn diện về tài chính cá nhân thì chưa thực sự rõ ràng. Hãy từ từ tìm hiểu để thay đổi cái nhìn về tài chính cá nhân và để thay đổi cả thế hệ theo sau.

Dân trí tài chính (Financial Literacy)

Khái niệm và tầm quan trọng của dân trí tài chính

Literacy nghĩa là trình độ học vấn, chỉ người biết đọc, biết viết. Còn Financial Literacy (FL) nghĩa là dân trí tài chính, một số người khác gọi là xóa mù tài chính. Dù được gọi là gì, FL là chỉ những hiểu biết cơ bản về tài chính.

Dân trí tài chính của Việt Nam hiện đang xếp thứ 90/118 nước (theo Standard & Poor, khảo sát năm 2014) và cũng thuộc nhóm nằm cuối trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế, điều này cũng đã phản ánh qua nhiều thế hệ đi trước như ông bà, bố mẹ chúng ta. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng phụ nữ có chỉ số dân trí tài chính cao hơn đàn ông, đặc biệt ở miền Bắc. (Tham khảo qua trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Dân trí tài chính được Sekar & Gowri định nghĩa năm 2015 là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi cần có để đưa ra các quyết định tài chính và cuối cùng đạt được sự giàu có tài chính cá nhân.

Dân trí tài chính cũng có thể hiểu là khả năng hiểu và sử dụng hiệu quả các kĩ năng tài chính khác nhau để quản lý tiền của mình. Bạn vẫn dụng tốt sự hiểu biết về tiết kiệm, đầu tư, lập ngân sách, ngân hàng giúp bạn đạt được sự ổn định về kinh tế và tài chính.

Dân trí tài chính tập hợp của nhiều kĩ năng mà bạn sử dụng khi đưa ra quyết định cho tiền của mình. Những kĩ năng cơ bản như: cộng/trừ tiền ra-tiền vào, chi tiêu và tiết kiệm, trong khi kĩ năng phúc tạp hơn là sử dụng các phép tính và đánh giá rủi ro.

Chúng ta hiểu rằng Financial Literacy là một vấn đề liên quan đến giáo dục và cần được bổ sung kiến thức này để vận hành tiền bạc của chính bạn. Nếu bạn hiểu biết sớm hơn sẽ tạo đà cho sự phát triển trên con đường tài chính của bạn sau này. Nhưng không lúc nào muộn để bắt đầu, kể cả bạn đang ở độ tuổi 40 hay 50, giáo dục dành cho tất cả mọi độ tuổi. Việc cần làm của bạn là hãy trang bị cho chính mình và con cái những kiến thức cơ bản về tài chính.

Tôi có niềm tin rằng với những kiến thức về tài chính dù cơ bản hay nâng cao sẽ giúp bạn vững vàng và cải thiện cuộc sống. Một nền tảng tài chính vững chắc về hiểu biết tài chính giúp hỗ trợ mục tiêu trong tương lai của bạn và gia đình.

Có kiến thức về tài chính mang lại điều gì?

Chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được lừa đảo, chiếm đoạt và gian lận tài chính. Hiện nay, trên nhiều phương tiện truyền thông, bạn sẽ bắt gặp những vụ việc liên quan đến tiền ảo, vay lãi suất cao hay chiếm đoạt tài sản từ ngân hàng, qua tin nhắn,… Những tội phạm tài chính tận dụng cơ hội kém hiểu biết về tài chính của một bộ phận người dân Việt Nam để lừa đảo.

Thứ hai, bạn có trình độ về tài chính sẽ có những quyết định sáng suốt khi vận dụng các công cụ trong quản lý tiền bạc. Bạn lập kế hoạch tốt hơn, biết cách tiết kiệm, đầu tư và quản lý chi tiêu.

Thứ 3, bạn sẽ giảm những căng thẳng và mệt mỏi vì tiền bạc. Khi bạn có cái nhìn đúng đắn về tài chính với cách vận dụng các kĩ năng và sự hiểu biết vào thực tế. Bạn không còn gặp khó khăn với tiền bạc nữa. Điển hình như bạn chỉ cần biết cách chi tiêu là không nợ nần có lãi suất, hay bạn không dễ bị dụ dỗ chơi tiền ảo không rõ nguồn để rồi mất trắng,….

Lời nhắn gửi tới một cây viết

Các bài viết liên quan